“Kinh và Ba Na là anh em” là truyện truyền thuyết của người dân tộc Ba Na, có ý lí giải về nguồn gốc các dân tộc anh em trên đất nước ta.
“Cóc kiện Trời” là truyện thần thoại lí giải vì sao khi cóc nghiến răng trời sẽ mưa, và nói lên ước mơ chinh phục tự nhiên của cha ông ta.
“Sự tích Hồ Gươm” là truyện truyền thuyết Việt Nam, nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm ngày nay.
“Cái Tết của Mèo Con” là một truyện ngắn nổi tiếng viết cho lứa tuổi thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Đình Thi, được xuất bản lần đầu năm 1961.
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới, mượn hình tượng con hổ sa cơ để nói lên nỗi tủi nhục và khát vọng tự do.
“Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết Việt Nam, biểu trưng cho tinh thần, ý chí và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta thuở xưa.
Bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu thể hiện khát khao tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng đang phải sống trong cảnh tù đầy.
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn của O. Henry, ngợi ca tình yêu thương và sự hi sinh cao cả giữa những con người nghèo khổ trong xã hội.
“Sự tích cây nêu ngày Tết” là truyện cổ tích lí giải về phong tục cắm cây nêu trong ngày Tết Nguyên đán để xua đuổi ma quỷ đến quấy nhiễu.
“Sự tích gò Ông Đống” là truyện truyền thuyết của người dân ở Đường Lâm, kể về một chàng trai dũng cảm đã giết Thuồng Luồng trừ hại cho dân.
“Thầy bói xem voi” là truyện cười dân gian Việt Nam, phê phán và châm biếm những kẻ có cái nhìn phiến diện khi đánh giá một vấn đề nào đó.
Đam Bơ-ri (Damb’ri) là truyện cổ tích của người dân tộc M’nông, ngợi ca một chàng trai trẻ đã dũng cảm đứng lên chống lại vua Prum tàn ác.