Trang chủ Văn học dân gian Việt Nam Bạch Hổ! Bạch Hổ! – Truyện cười dân gian Việt Nam

Bạch Hổ! Bạch Hổ! – Truyện cười dân gian Việt Nam

“Bạch Hổ! Bạch Hổ!” là truyện cười dân gian Việt Nam, có ý châm biếm những kẻ giả thần giả quỷ để làm nghề mê tín dị đoan trong xã hội cũ.

Câu chuyện “Bạch Hổ! Bạch Hổ!”

Có một thầy phù thủy thấy gia chủ có của thường la cà lui tới, đem chuyện ma, chuyện tà ra kể, để khoe mình cao tay ấn, mưu được đắc dụng lâu dài. Một hôm cô con gái gia chủ than thở:

– Không biết sao mà đi đường, hễ trời chập choạng là tôi sợ ma quá chừng! Thầy có cái quyết gì để trừ ma không?

– Ối! Tôi tưởng hỏi cái quyết bắt lên cho thần sầu quỷ khóc thì khó, chứ cái quyết trừ ma thì khó khăn gì! Cô chìa tay tôi vẽ cho, chỉ một nháy là thuộc.

Anh ta cầm tay cô gái, lấy ngón tay bấm vào chân ngón trỏ, miệng bảo:

– Cô bấm vào đấy, miệng niệm “Tý”, xong bấm qua chân ngón giữa, niệm “Sửu”, rồi bấm qua ngón thứ ba niệm “Dần”, rồi thỉnh: “Khương Thái Công tại thử”. Xong để ngón tay cái như thế, nắm chặt bàn tay lại, thế là tà ma đều phải lánh xa hết.

– Tôi thì tôi chả sợ ma, chỉ sợ chó thôi.

– À, chó cũng trị bằng cái quyết ấy. Có khác là ở câu thần chú. Phải niệm: “Tý, Sửu, Dần, Bạch hổ thần lại thử. Chả là chó thì sợ cọp, mình thỉnh thần Bạch hổ về thì chó nào mà dám bén mảng đến?”

Ít lâu sau, thầy phù thủy lại tới chơi, thằng em muốn thử tài trị chó của thầy, xuýt chó ra. Con chó đẩm sổ vào người thầy, thầy cầm ô chống đỡ. Chị con gái nhắc: “Thầy gọi Bạch hổ đi”. Trong lúc luống cuống, anh phù thủy tưởng con chó tên là Bạch hổ, gọi vỗ về: “Bạch hổ, nào Bạch hổ!”. Chó làm già, thấy cuống cuồng thét: “Bạch hổ, Bạch hổ!“, mắt vừa trông chó vừa láo liếng tìm một cái cây để trèo lên.

Khi đánh được chó thì thầy thở không ra hơi, cây ô và chiếc khăn đều rách tả tơi.

Câu chuyện “Bạch Hổ! Bạch Hổ!”
Huỳnh Lý kể
– Truyện cười dân gian Việt Nam –

Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam

Ngoài truyện “Bà Bạch và anh cày” kể trên, còn có rất nhiều các câu chuyện cười dân gian Việt Nam được Thế giới văn học sưu tầm và chọn lọc. Những câu chuyện này thường phê phán một cách hóm hỉnh những thói hư tật xấu trong nhân gian, hay đả kích một cách sâu cay tính chất bóc lột và xảo trá của tầng lớp thống trị trong xã hội cũ.

Đừng bỏ qua những phút giây giải trí tại Thế giới văn học!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*