Trang chủ Văn học dân gian Việt Nam Đam Bơ-ri (Damb’ri) – Truyện cổ tích dân tộc M’nông

Đam Bơ-ri (Damb’ri) – Truyện cổ tích dân tộc M’nông

Đam Bơ-ri (Damb’ri) là truyện cổ tích của người dân tộc M’nông, ngợi ca một chàng trai trẻ đã dũng cảm đứng lên chống lại vua Prum tàn ác.

Truyện cổ tích Đam Bơ-ri

Xưa kia, từ lâu lắm, có một dòng suối trong vắt, len lỏi trong rừng sâu; tới một triền núi cao, đầu một buôn M’nông, suối đổ thành một dòng thác lớn: thác Búc-so ( Búk So) (1). Tiếng thác chảy nghe như rừng thở, như muôn ngàn con ngựa đang rùng mình giậm vó. Tiếng thác không làm cho người ta vui, mà làm cho người ta buồn…

Vua Pơ-rum (Prum) ở gần đó ăn không ngon, ngủ không yên. Hắn tức giận sai quân lính đi tìm nơi nước đổ. Bọn lính tới đầu làng, trông lên ngọn thác hồi lâu, rồi quay về. Ít hôm sau, chúng lại đền, lần này đông hơn. Chúng bắt làng khơi đường trên đá, cho suối đi, để đập tắt tiềng, thác reo, cho yên giâc ngủ của vua Pơ-rum. Hàng trăm nhà bị đồt phá. Hàng ngàn trâu bò, heo, gà,… bị giết thịt. Lũ làng bị đánh đập, xua đuổi lên phá thác. Biềt bao nhiêu người đã chết vì roi đòn, vì đói, vì đá chạy. Xác họ bị vứt xuống nơi thác đổ. Nước căm giận trào lên, sủi bọt đỏ ngầu máu.

“Chúng muồn giết hết người M’nông chăng? Lũ làng chịu không nổi nữa rồi, nhưng biết làm sao cho hết khổ… Thà chết ở đâu trong làng trong núi còn hơn sống cực nhục dưới ách quân Pơ-rum”. Một chàng trai nghèo tên Đam Bơ-ri (Damb’ri) (2) nghĩ vậy mà sửa soạn gùi gạo trốn đi. Chàng chỉ mang theo một thanh gươm, một chiếc ná và con chó trung thành vốn không rời chàng nửa bước. Chàng đi lang thang trong rừng, đi miết. Gạo trong gùi sắp cạn thì chàng tới một thung lũng giữa núi cao rừng rậm. Ở đó có một hố nước nhỏ, trong suốt tận đáy.

Con chó bỗng cất tiềng sủa. Nhìn quanh không thấy một bóng chim, một dấu thú rừng, chàng trai đuổi chó, tiếp tục đi. Con chó cứ đứng bên hồ nước sửa dồn. Đam Bơ-ri sục sạo tìm một lần nữa, song vẫn không thấy gì lạ, lại đuổi chó đi. Con chó bướng bỉnh cứ hướng xuống hồ sủa mỗi lúc thêm dữ dội. Bực mình chàng đá con chó xuống nước rồi đi.

Qua nhiều núi, qua nhiều rừng, đi lâu rồi mà tiếng chó vẫn như sủa bên tai. Chàng nổi giận, quay lại hồ nước, rút gươm chém con chó. Lạ thay, con chó không chết, mà lưỡi gươm quằn lại như chém phải đá. Chàng dùng sức chém mạnh hơn. Thanh gươm bật lại, mẻ hết lưỡi, còn con chó vẫn ve vấy đuôi tỏ vẻ mừng rỡ. Chàng trai kinh ngạc, nhúng tay xuồng nước rồi lầy gươm chém thứ; thanh gươm gãy đôi. Chàng bèn nhảy xuồng hồ tắm, rồi lên bờ ngủ một giấc no nê…

“Không đi nữa, phải trở về cứu lũ làng” – chàng nghĩ thẩm. Gạo hết, nhưng chân chàng bước nhanh hơn, chàng muồn đọ sức ngay với kẻ thù.

Câu chuyện Đam Bơ-ri
Câu chuyện Đam Bơ-ri

Đây rồi, thác Búc-so thân yêu đang bị phá, và bà con ruột thịt đang bị quân Pơ-rum đánh giết. Đam Bơ-ri thét:

“Sao tụi bay dám đánh lũ làng?”. Bọn lính Pơ-rum như cọp đói đánh hơi thấy mồi, gầm lên: “Đứa nào vừa nói?”. Chúng nhận ra chàng và đuổi đánh. Chàng cứ đứng yên cho chúng chém trăm lưỡi gươm, ngàn lưỡi dao, nhưng gươm dao tóe lửa, bật lại như chém phải vách sắt. Bọn lính ngu dại, tưởng đứng trước một vị thần, hoảng hồn bỏ chạy tán loạn. Chàng trai giật lấy một thanh gươm đuổi theo chúng, chém tới tấp. Đầu giặc rụng như những trái sung chín gặp bão, chúng chết gần hết, còn đứa nào cố hết sức chạy mới thoát.

Đam Bơ-ri đuổi theo bảy ngày bảy đêm tới tận kinh thành vua Pơ-rum. Quân canh cửa ngăn chàng lại, vì thấy chàng chỉ mặc độc có chiếc khố nhỏ. Chàng quát gọi vua Pơ-rum. Vua Pơ-rum được tin vội truyền lệnh cho quân lính vây đánh. Trăm đứa ra chết cả trăm, ngàn đứa ra chết cả ngàn. Ra bao nhiêu chết bấy nhiêu, nhưng chúng vẫn bu lại nhung nhúc như bầy sên vắt.

Thấy đem chém chàng không được, chúng hè nhau lấy dây sắt trói chàng lại rồi chất củi đốt. Ngọn lửa bốc cao, đỏ rực cả góc trời, chàng trai vẫn thản nhiên nhìn những lưỡi lửa liếm vào thân mình. Lửa vẫn cháy. Người chàng dần dần đỏ rực lên như sắt nung, ánh sáng tỏa ra sáng chói cả một vùng. Bao nhiêu dây trói đứt tung và chảy hết ra nước. Đam Bơ-ri xông tới đánh quân lính đang hò la, dang hai cánh tay rộng, ôm chặt lầy chúng. Kẻ thù cháy bùng lên như một mồi lửa. Chàng ôm cả nhà cửa, thành quách, lâu đài… Cả kinh đô nước Pơ-rum biến thành một biển lửa khổng lồ.

Vua Pơ-rum kêu khóc bỏ chạy. Những người Pơ-rum sống sót mách chúa của chúng một kế cuối cùng. Chúng liều chết vây lại, bắt trói chàng, rồi dùng một thỏi sắt dài uốn như móc câu, đâm từ dưới hậu môn lên, móc ruột ra. Chàng trai ngã xuống như dòng thác Búc-so đổ, thân hình chàng bốc khói, ngọn lửa căm thù còn cháy trong tim chàng, không sao dập tắt được.

Chàng chết vì đã quên không uồng nước ở hồ nước thần. Đam Bơ-ri – chàng dũng sĩ ấy – người M’nông ai mà không biết.

Ngày nay tới vùng Đác Búc-so (Đắk Búk So), tỉnh Đắc Nông (Đắk Nông), người ta vẫn còn thầy dấu vết của quân Pơ-rum tàn bạo mà thời gian cũng không xóa nhòa được. Người ta gọi đó là “Tưng pan Pơ-rum” (Bãi nấu ăn của người Pơ-rum). Bờ thác còn mang thương tích, như ghi lại mồi hận thù muôn kiếp đối với quân xâm lược. Còn dòng Búc-so hùng vĩ thì vẫn ẩm ẩm chảy, như hát vang lên mãi bài anh hùng ca của dân tộc M’nông.

Câu chuyện “Đam Bơ-ri”
– Truyện cổ tích dân tộc M’nông –

Chú thích trong câu chuyện Đam Bơ-ri

  1. Thác Búc-so: Tên một con thác thuộc địa phận xã Đác Búc-so, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, nơi tập trung đông đồng bào M’nông. Thác cao tầm 50m, rộng hơn 8m với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ.
  2. Đam Bơ-ri: Đam là chàng; Bơ-ri là rừng núi, còn có nghĩa là đất nước. Có vùng kể Đam Bơ-ri bằng truyện thơ (Pơ-rơ) như đồng bào Ê-đê kể Khan Đam San, Xing Nhã, Đam Di…
Truyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích Việt Nam

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian rất được các bạn nhỏ yêu thích. Nội dung trong mỗi câu chuyện thường chứa đựng những yếu tố hư cấu, kì ảo, hoang đường. Qua đó thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp của người dân lao động.

Ngoài câu chuyện “Đam Bơ-ri” của người dân tộc M’nông kể trên, Thế giới văn học đã sưu tầm và tuyển chọn ra những câu chuyện hay nhất, tất cả đều chứa đựng những bài học về đạo lí làm người, hay giá trị của cuộc sống, đã được ông cha ta gửi gắm cho các thế hệ đời sau.

Hãy cùng nhau khám phá kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đầy sự lôi cuấn tại Thế giới văn học!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*