Trang chủ Tác giả văn học Tác giả Chính Hữu và phong cách sáng tác trong thơ ông

Tác giả Chính Hữu và phong cách sáng tác trong thơ ông

Tác giả Chính Hữu là một nhà thơ có phong cách sáng tác mang đậm dấu ấn cá nhân khi chủ yếu viết về hình ảnh người lính và chiến tranh.

Giới thiệu tác giả Chính Hữu

Nhà thơ Chính Hữu sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926, tên thật là Trần Đình Đắc. Ông sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nguyên quán tại huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1946, Chính Hữu gia nhập quân đội trong trung đoàn Thủ đô, là một đơn vị nổi tiếng thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông làm công tác chính trị (chính trị viên đại đội) và văn nghệ trong quân đội. Từ năm 1983, ông chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông nguyên là Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chính Minh về văn học nghệ thuật (9-2000).

Ngày 27 tháng 11 năm 2007, nhà thơ Chính Hữu mất tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội.

Nhà thơ Chính Hữu
Nhà thơ Chính Hữu

Phong cách sáng tác của Chính Hữu

Chính Hữu bắt đầu làm thơ từ năm 1947, ông sáng tác không nhiều và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tác phẩm chính là tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966). Thơ ông có những bài đặc sắc, giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, được nhiều độc giả ưa thích và xem như một nhà thơ có phong cách, đặc sắc.

Những sáng tác của ông đều cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng của nước nhà. Là một người lính khi viết thơ về người lính ông luôn mang đến những lời tốt đẹp dành cho họ. Nói về thơ của mình, về nghề chính tác giả Chính Hữu cũng tâm sự rằng: “Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang”.

Ông thường sử dụng thể thơ tự do, giàu nhạc điệu, mà chủ yếu là nhạc điệu của nội tâm, vừa lắng đọng vừa có sức âm vang.

Chính Hữu nổi tiếng với bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ này nhiều năm liền được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa bậc THCS và THPT. Với những hình ảnh đẹp và giàu chất thơ nói về người lính, bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc và được nhiều người, nhất là các chiến sĩ và cán bộ quân đội yêu thích và truyền tụng.

Tập thơ "Đầu súng trăng treo"
Tập thơ “Đầu súng trăng treo”

Tập thơ “Đầu súng trăng treo”

Chính Hữu làm thơ không nhiều. Tập thơ “Đầu súng trăng treo” gồm 24 bài, xuất bản 1966, được xem là nổi bật nhất trong sự nghiệp thơ ca của ông và được rất nhiều người yêu thích. Tập thơ khơi dậy cho độc giả nhiều cảm xúc mạnh liệt về hình ảnh những người chiến sĩ trong thời kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Nếu là người yêu thơ, chắc hẳn các bạn sẽ không muốn bỏ lỡ những bài thơ giàu cảm xúc viết về những người lính cụ Hồ trong tập thơ này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*