Truyện thần thoại là gì? – Văn học dân gian Việt Nam
Truyện thần thoại là một thể loại văn học dân gian kể về các vị thần, qua đó lý giải về nguồn gốc một số hiện tượng tự nhiên của người xưa.
Truyện thần thoại là gì?
Trong các thể loại văn học dân gian Việt Nam, truyện thần thoại ra đời sớm nhất, được nhân dân sáng tác dựa trên trí tưởng tượng phong phú và hồn nhiên, chất phác của mình; sau đó tiếp tục được lưu hành dưới hình thức truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Nhân vật trong các thần thoại thường là các vị thần có sức mạnh phi thường, có nhiều phép lạ, và có khả năng làm nên những công việc lớn lao, kỳ diệu, đẹp đẽ.
Truyện tuy có tính chất tưởng tượng, hoang đường, nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Người xưa sáng tác ra thần thoại là nhằm giải thích nguồn gốc, ý nghĩa một số hiện tượng tự nhiên và xã hội được coi là có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của tập thể thị tộc, bộ lạc (như: nguồn gốc của trời, đất, núi sông, mưa gió, hạn hán, lũ lụt, v.v…; nguồn gốc của muôn loài, của loài người và các dân tộc; nguồn gốc của một số nghề nghiệp, công cụ, vũ khí,…).
Truyện thần thoại phần lớn ra đời trong thời kỳ công xã nguyên thủy, phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên nhiên của cha ông ta trong thời kì này. Qua đó nói lên ước vọng chinh phục thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù để cuộc sống được yên vui.
Phân biệt truyện thần thoại và truyện cổ tích Việt Nam
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa truyện thần thoại và truyện cổ tích bởi những yếu tố hoang đường và sự giao thoa giữa các thể loại văn học dân gian với nhau. Tuy nhiên, để phân biệt về đại thể thì truyện thần thoại, với những nhật vật thần linh và nhiều yếu tố hoang đường, phản ánh cuộc đấu tranh giữa con người với tự nhiên và thông qua các sức mạnh siêu nhiên, phản ánh những ước mơ táo bạo của người xưa muốn chiến thắng tự nhiên một cách dễ dàng để bảo tồn cuộc sống.
Truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giữa người với người trong xã hội, kể cả cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, để bảo vệ quyền sống của con người hoặc của cả một dân tộc. Ví dụ: truyện “Tấm Cám”, truyện “Cây tre trăm đốt”,…
Để hiểu rõ hơn khái niệm truyện cổ tích là gì cũng như các thể loại truyện cổ tích Việt Nam, các bạn có thể đọc thêm TẠI ĐÂY!
Cả truyện thần thoại và truyện cổ tích tuy đều chứa đựng những yếu tố hoang đường, đôi khi có nhân vật thần tiên xuất hiện (nhằm cứu giúp những người lương thiện và trừng trị kẻ gian ác), nhưng ý nghĩa bao quát của truyện là đề cao con người, ca ngợi con người, muốn giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của thiên nhiên và sự áp bức của giai cấp bóc lột, thực hiện hiện những ước mơ tốt đẹp mà điều kiện lịch sử chưa cho phép. Bởi vậy, thần thoại và cổ tích luôn luôn mang màu sắc tươi sáng, lạc quan, phân biệt rõ chính tà, lại có sức hấp dẫn của những yếu tố thần kỳ, nên có tác dụng giáo dục rất tốt đối với trẻ em.
Mặt khác, do phản ánh nhiều phong tục tập quán xa xưa và làm cho chúng ta hiểu được ở một mức độ nhất định cuộc sống lao động và chiến đấu của ông cha ta ngày trước, truyện thần thoại và truyện cổ tích đã giúp cho các em nhỏ hình dung ra được đất nước, tổ tiên ta từ thời trước, qua đó góp phần bồi dưỡng cho các em ý thức dân tộc và lòng tự hào dân tộc.
Lời kết
Thông qua bài viết này, TheGioiVanHoc.com mong rằng sẽ phần nào giúp bạn làm sáng tỏ được khái niệm truyện thần thoại là gì, cũng như phân biệt được đặc điểm của truyện thần thoại và cổ tích.
Bên cạnh truyện thần thoại, còn rất nhiều các thể loại văn học dân gian Việt Nam khác, bạn có thể tham khảo trong những bài viết dưới đây:
- Truyện truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Sử thi dân gian
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện cười dân gian
- Tục ngữ Việt Nam
- Ca dao – dân ca Việt Nam
- Câu đố dân gian
- Vè
- Truyện thơ Việt Nam
- Các thể loại sân khấu dân gian
Truyện truyền thuyết là gì? - Văn học dân gian Việt Nam - Thế giới Văn học
[…] Truyện thần thoại […]
Truyện cổ tích là gì? Các loại truyện cổ tích Việt Nam - Thế giới Văn học
[…] Truyện thần thoại […]
Sử thi dân gian là gì? - Thế giới Văn học
[…] Truyện thần thoại […]
Ca dao Việt Nam và các làn điệu dân ca - Thế giới Văn học
[…] Truyện thần thoại […]
Tục ngữ là gì? Các đặc điểm của tục ngữ Việt Nam - Thế giới Văn học
[…] Truyện thần thoại […]
Vè là gì? Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại vè - Thế giới Văn học
[…] Truyện thần thoại […]