Giới thiệu
Tiểu thuyết “Lạnh lùng” của Nhất Linh
Trong tiểu thuyết “Lạnh lùng”, nhà văn Nhất Linh đã dùng ngòi bút của mình để đòi quyền mưu cầu hạnh phúc cho phụ nữ. Những con người luôn phải chịu sự gò ép của lễ giáo và cái nhìn khắt khe từ người đời.
Nhân vật chính trong tác phẩm là Nhung, một phụ nữ xinh đẹp nhưng bất hạnh. Xung quanh cô, là mẹ đẻ cho đến mẹ chồng, ai nấy đều có cho bổn phận tự nhiên của cô – một người đàn bà góa đương xuân – là chịu sự lạnh lùng của một đời lẻ loi đề giử tiếng thơm cho hai họ. Nhưng ở trong một xã hội nệ cổ thế, với một tâm hồn yếu ớt, không đủ chí như cương quyết để chống với hoàn cảnh lẽ tự nhiên là bi khuân theo hoàn cảnh.
Bỗng tình yêu đến. Nhung bỗng cảm thấy sự trống trải của một đời quá phụ: Nhung nhận ra rằng cả đời cô không phải là để hi sinh cho một tiếng thơm hão. Cả tâm hồn cô lúc ấy chỉ là hi vọng, hi vọng sống mội đời đầm ấm tình yêu.
Trái lại, hoàn cảnh cố giam cầm Nhung trong cỏi đời lạnh lẽo cô độc. Tục lệ, thành kiến của những người chung quanh đều bắt buộc Nhung dập tắt ngọn lửa ái tình đã nhóm trong lòng cô – ái tình mà người ta coi là đốn mạt – và nếu Nhung không dập được tắt, lại cố bắt buộc cô giấu diếm để giữ lấy tiếng thơm, lấy thể diện cho nhà mình, cho nhà chồng. Nhung không đủ can đảm và vì quá thương mẹ, đã tự dấn thân vào một đời sảo quyệt, gian trá, giả đạo đức.
Nhưng lỗi ấy không phải tội Nhung. Lỗi cũng không phải tội bà Án. Mà cũng không tại ai cả. Lỗi là lỗi của nền luân lý chật hẹp muốn khuôn hết tính tình của người ta vào những mẫu nhất định, bất di dịch, một nền luân lý đã coi rẽ hạnh phúc “con người”.
Tiểu thuyết “Lạnh lùng” không chỉ là câu chuyện buồn về mối tình của góa phụ. Qua đó, nhà văn Nhất Linh đã cổ vũ những phụ nữ đứng lên giành hạnh phúc cho mình, cố gắng vượt thoát khỏi những tư tưởng cổ hủ đã làm khổ. Ẩn chứa trong những lời văn nhịp nhàng, bay bổng đó, tác giả đã khéo léo lên án xã hội cũ, nơi người ta coi những danh vọng hão huyền đáng giá hơn hạnh phúc con người.
Đôi nét về nhà văn Nhất Linh
Nhà văn Nhất Linh tên thật là Nguyễn Trường Tam (1906 – 1968), ông là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng trong giới văn học Việt Nam của thế kỷ XX. Ngoài bút danh Nhất Linh, ông còn có nhiều bút danh khác là Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng du, Tân Việt, Đông Sơn.
Ông là người thành lập Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm, và từng là Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Về sau, ông còn là người sáng lập Đại Việt Dân chính Đảng, từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân chính Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.
Nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nhận xét: “Ông là một tiểu thuyết gia muốn trừ bỏ những cái xấu xa trong gia đình và xã hội mà bất kì giai cấp nào, chứ không phải chỉ ở hạng thợ thuyền và dân quê; ông là một nhà văn viết về những tục xấu của người Việt Nam và có cái tư tưởng khuyến khích người ta sửa đổi”.
Tiểu thuyết “Lạnh lùng” của Nhất Linh được đăng dài kỳ trên báo Ngày nay, từ số 16 (ngày 12-7-1936) đến số 37 (ngày 6-12-1936), NXB Đời Nay xuất bản lần đầu năm 1937. “Lạnh lùng” là câu chuyện về Nhung – một góa phụ trẻ tuổi, lòng đầy khát khao yêu đương nhưng bị trói buộc trong nghĩa vụ thủ tiết thờ chồng. Tác phẩm là tiếng nói lên án lễ giáo phong kiến kìm hãm và đi ngược lại quyền sống của con người, đồng thời ngợi ca và cổ vũ tình yêu tự do, giải phóng cá nhân.