Giới thiệu
Tiểu thuyết “Phong thần diễn nghĩa” của Hứa Trọng Lâm
“Phong thần diễn nghĩa” là một bộ tiểu thuyết lịch sử của tác giả Hứa Trọng Lâm, một nhà văn đời Minh. Nội dung câu chuyện kể lại quá trình Võ vương hội hiệp chư hầu phạt Trụ, cũng như giai đoạn suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, cùng với đó là rất nhiều thần thoại, truyền thuyết Trung Hoa, bao gồm các thần, tiên, yêu quái v.v… Trong chừng mực nào đó, “Phong thần diễn nghĩa” mô tả cuộc sống của người Trung Hoa đương thời, nơi tôn giáo có một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày.
Bộ tiểu thuyết này được viết lại trên cơ sở cuốn “Vũ Vương phạt Trụ bình thoại” in từ thời nhà Nguyên, trong đó bao gồm các tư liệu lịch sử cùng với các thần thoại, truyền thuyết, huyền huyễn, có nhiều nhân vật và tình tiết hư cấu như nhiều bộ tiểu thuyết đương thời khác. Không phải tài liệu lịch sử hay kinh tạng của tôn giáo. Đây chỉ là một tác phẩm hư cấu được lồng ghép với yếu tố lịch sử đã trải qua sự chỉnh sửa và thêm thắt của tác giả, nhằm mang lại trải nghiệm ảo ảo thực thực cho người đọc. Đây là điểm xuất sắc của tác giả.
Đi từ cốt lõi lịch sử là cuộc chiến chống Trụ bạo tàn, bộ tiểu thuyết đã hòa cuộn những tư liệu lịch sử với những hư cấu, truyền thuyết, tôn giáo để tạo nên một cốt truyện hấp dẫn, thể hiện sâu săc xung đột giữa “chính” và “tà”. Dù có xuất hiện các nhân vật thần tiên, ma quỷ, chân lý cuối cùng mà tác phẩm muốn khẳng định vẫn là sự chiến thắng của những con người đại diện cho chính đạo, nhân nghĩa.
Sự tích Võ vương phạt Trụ được truyền khẩu trong dân gian qua các thời đại, cũng như những tích khác nhau. “Phong thần diễn nghĩa” tuy tiếng là tiểu thuyết lịch sử, nhưng nhà văn viết truyện đã mượn ở lịch sử một cây đinh, cũng như các họa sĩ mượn cây đinh để treo tranh, sáng tạo những tình tiết theo ý muốn.
Tác giả đã xây dựng nên một thế giới thần tiên sống động từ trong cuộc đấu pháp huyền ảo giữa hai phái thần – ma, đưa ra cách giải thích đầy thú vị về xuất thân của từng vị thần tiên quen thuộc trong thần thoại dân gian. Có thể nói, tiểu thuyết “Phong thần diễn nghĩa” sở hữu được trí tưởng tượng của “Tây du ký“, sự kỳ vĩ và kịch tính của “Tam Quốc diễn nghĩa“, cảm xúc phong phú của “Hồng lâu mộng” và khí phách anh hùng của “Thủy hử“, là một trước tác nổi bật trong- thể loại tiểu thuyết thần ma.
Đọc ‘Phong thần diễn nghĩa’, không ai có thể phủ nhận óc sáng tạo dồi dào của tác giả trước những tình tiết gay cấn, cách thức bày binh bố trận, cuộc đấu phép so tài đầy lý thú,ãy lật mở từng trang sách và chúng ta sẽ lý giải được điều đã làm nên sữ hấp dẫn của tác phẩm cho đến này hôm nay!
Giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết “Phong thần diễn nghĩa”
Bảng Phong Thần có dung nạp cả những tư liệu lịch sử và những hư cấu, truyền thuyết, tôn giáo nên yếu tố khoa trương rất đậm nét. Lý tưởng vua sáng tôi hiền của tác giả cũng bộc lộ qua những chương hồi viết về Vũ Vương và Khương Tử Nha. Tiểu thuyết ví cuộc chiến đấu giữa chính – tà nói trên cho “mệnh trời”, “khí số”, đặc trưng cho văn hóa Thần truyền của Thần Châu Trung Hoa. Tác phẩm đề cao vai trò của đạo giáo trên vai trò của đạo sĩ, binh tướng, thần tiên vận dụng âm dương, tướng số, kỳ môn độn giáp và cho là số phận con người đều do trời đất sắp đặt, hướng tới con người về số trời đã định.
Về nghệ thuật miêu tả, nhân vật trong “Phong thần diễn nghĩa” được đặc tả sinh động nên trở thành những cá tính lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Hãy cùng đến với tiểu thuyết “Phong thần diễn nghĩa” tại TheGioiVanHoc.com.