Thế giới Văn học
  • Trang chủ
  • Văn học Việt Nam
    • Truyện ngắn Việt Nam
    • Tiểu thuyết Việt Nam
    • Hồi ký
    • Tùy bút
    • Thơ ca chọn lọc
  • Văn học nước ngoài
    • Tiểu thuyết nước ngoài
    • Tiểu thuyết phiêu lưu
    • Truyện kiếm hiệp
    • Truyện tiên hiệp
    • Truyện ngôn tình
    • Khoa học viễn tưởng
    • Huyền bí – Giả tưởng
  • Văn học thiếu nhi
    • Truyện thiếu nhi
    • Truyện cổ tích
    • Truyện thần thoại
    • Văn học dân gian Việt Nam
  • Trang chủ
  • Văn học Việt Nam
    • Truyện ngắn Việt Nam
    • Tiểu thuyết Việt Nam
    • Hồi ký
    • Tùy bút
    • Thơ ca chọn lọc
  • Văn học nước ngoài
    • Tiểu thuyết nước ngoài
    • Tiểu thuyết phiêu lưu
    • Truyện kiếm hiệp
    • Truyện tiên hiệp
    • Truyện ngôn tình
    • Khoa học viễn tưởng
    • Huyền bí – Giả tưởng
  • Văn học thiếu nhi
    • Truyện thiếu nhi
    • Truyện cổ tích
    • Truyện thần thoại
    • Văn học dân gian Việt Nam
Kế tiếp

Truyện cổ tích Digan (Marie Voriskova) - Lời dẫn

  1. Trang chủ
  2. Truyện cổ tích Digan (Marie Voriskova)
  3. Lời dẫn
Kế tiếp

Hầu hết độc giả đều khoái truyện cổ tích. Cơ bản là vì chúng đầy mơ mộng. Cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, các thứ, đều mơ mộng. Thế giới của giấc mơ giàu có và phi thường đến mức chúng đi theo ta nhiều năm sau đó, cho đến khi ta trưởng thành. Cổ tích là một phần trong suốt của văn chương, và chỉ thứ văn chương thuần khiết nhất mới có thể viết ra những câu chuyện cổ tích tuyệt vời.

Truyện cổ Digan, tập truyện mà tôi tình cờ có được trong một chuyến vét tiệm sách, là một tập truyện cổ tích đúng nghĩa. Cổ-tích, hiểu theo nghĩa đen, là những câu chuyện cổ được truyền tụng qua những cuộc hội họp cộng đồng, từ những người già sang lớp trẻ, từ những người mẹ kể cho con nghe trước lúc đi ngủ, từ người thi sĩ kể cho khán giả của anh ta sau một ngày lao động mệt nhọc. Tập truyện cổ này tràn đầy những điều huyền bí, li kỳ không kém gì bất cứ truyện cổ của quốc gia nào. Hơn thế nữa, từng trang sách lại phóng khoáng, lãng mạn và tự do đúng như bản chất của các tộc người Digan du mục.

Như mọi câu chuyện cổ, chúng ta có ở đây những hoàng tử, công chúa, phù thủy xấu và phù thủy tốt (thay cho bà tiên trong các câu chuyện fairytale của người châu Âu). Cả những con quỉ ngu ngốc nữa. Chúng ta có những người tốt phải trải qua các cuộc phiêu lưu để đạt đến mục tiêu. Chúng ta có những cô thiếu nữ xinh đẹp bị phù phép thành con vật và phải chờ tình yêu của mình đến giải thoát. Chúng ta thậm chí có một anh thanh niên leo lên đến tận 7 tầng trời.

Các câu chuyện được kể ra một cách dí dỏm, đầy vui thú, với nhịp độ rộn ràng như một vũ điệu bô-hê-miêng. Một giọng kể đích thực là để kể ra một cách du dương những câu chuyện phiêu lưu tuyệt vời của anh chàng Kalo Dant leo lên lưng con rồng và bay khắp cùng trời cuối đất, của trí thông minh từ một thanh niên thấp hèn đã cứu cả hai vương quốc khỏi nạn chiến tranh, của một người chủ hiệu buôn lên đường đến đỉnh núi cao nhất và băng giá nhất để cầu hôn nữ hoàng băng giá, của tiếng vĩ cầm du dương từ Lavoutta – người chăn bò, đã cứu sống một thiếu nữ khỏi bị chôn vùi linh hồn trong cành đỗ tùng vĩnh viễn. Một giọng kể không lên gân, không làm duyên làm dáng, bởi cái duyên dáng đã thấm đẫm trong từng chi tiết của câu chuyện rồi. Một giọng kể giống như một dòng suối, tuôn ra một cách hào sảng khiến người đọc hứng khởi qua từng trang sách.

Một điều hay ho nữa của tập sách này, là bởi vì tính chất tự do không câu nệ của nó. Chúng ta vẫn có sự đấu tranh giữa thiện và ác, giữa cái tốt và cái xấu xa, giữa trí khôn và sự ngu ngốc. Nhưng mọi thứ đã không còn cố định trong khuôn thức nữa. Mọi thứ dường như linh hoạt hơn, hoang đường hơn, bạo liệt hơn mà xét về một nghĩa nào đó lại văn minh hơn. Ví dụ trong truyện Charkagne Làm Những Trò Ngu Ngốc, con rồng Charkagne tưởng như bắt lũ trẻ về hang để ăn thịt (giống khuôn mẫu của con rồng độc ác khè ra lửa của truyện cổ Châu Âu), nhưng hóa ra là vì nó quá u sầu nhớ nhà nên bắt bọn trẻ về chơi với nó. Về sau khi có người giải thoát bọn trẻ thì nó lại bắt công chúa về bầu bạn. Đến khi không bắt ai được nữa thì nó đã tự kỷ hết sức, đành hóa ra ba cái đầu để tự bầu bạn với nhau. Đấy, một con rồng ba đầu khè ra lửa cô đơn ủ dột.

Một ví dụ khác là Tindir Gudurn – nàng công chúa của núi băng. Nàng ta biến tất cả những kẻ cầu hôn mình thành băng. Khi có người thực hiện được yêu cầu của nàng, Tindir Gudurn đành phải lấy chồng. Nhưng nàng vẫn băng giá và độc ác. Bạn sẽ nghĩ nàng hắn sẽ làm những trò bạo ngược. Nhưng không, một khi những mảnh băng nàng mang theo người tan hết ra, nàng trở thành một phụ nữ xinh đẹp và dịu hiền. Cái ác không bao giờ tồn tại quá lâu trong những câu chuyện của người Digan, bởi bản tính họ luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Sự chuyển hóa từ ác sang thiện, và hành trình tiêu diệt cái ác nói chung trong tập sách rất hài hước và khiến ta vui thú.

Người Digan cũng không ngại ngùng gì khi đề cập đến bạo lực và những điều phi luân trong những chuyện kể của họ. Bạn sẽ bắt gặp những chi tiết khó chịu khi đọc tập cổ tích này, đại loại như một thanh niên sinh ra từ một con vật và cuối cùng trở thành một vị vua vĩ đại. Nhưng điều này càng chứng tỏ thêm bản tính tự do của người Digan : không có gì là không thể. Cái xấu và cái tốt có thể đến bất cứ đâu. Cái quan trọng là hành trình để cái tốt thắng thế, còn nguồn gốc thì không gì quan trọng cả. Phải chăng do đức tính phóng khoáng của một dân tộc chịu tù đày và vô tổ quốc đã khiến họ đủ mạnh mẽ để vượt qua những điều tàn bạo nhất?

Truyện cổ Digan hẳn nhiên là một tập truyện hấp dẫn. Có lẽ nó còn dễ tiếp cận hơn truyện cổ của nhiều quốc gia khác. Sự huyền bí của nó gợi nhớ đến Nghìn lẻ một đêm của xứ Ả Rập, sự li kỳ của nó ảnh hưởng từ Thần thoại châu Âu, và cách mà người ta kể ra nó, gọn gàng và đầy nhịp điệu, trong sáng và hào hứng, đến nỗi bất cứ ai cũng có thể đọc nó liên tục từ đầu đến cuối. Một cuốn sách mà trẻ em sẽ thấy một thế giới huyền bí mơ mộng, còn người lớn sẽ thấy sự dí dỏm và tính chất tự do.

Kế tiếp

Thế giới văn học

Thế giới văn học là nơi khơi nguồn cảm hứng bất tận. Tại đây, bạn sẽ được đắm mình qua những tác phẩm văn thơ chọn lọc và kinh điển.
Thể loại
  • Hồi ký
  • Huyền bí - Giả tưởng
  • Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng
  • Tiểu thuyết nước ngoài
  • Tiểu thuyết phiêu lưu
  • Tiểu thuyết Việt Nam
  • Truyện cổ tích
  • Truyện kiếm hiệp
  • Truyện ngắn Việt Nam
  • Truyện ngôn tình
  • Truyện thần thoại
  • Truyện thiếu nhi
  • Truyện tiên hiệp
  • Tùy bút
Truyện dân gian
deo-luc-lac-cho-meo
Đeo lục lạc cho mèo – Văn học dân gian Việt Nam
31/08/2023
chuyen-qua-bau-me
Chuyện Quả bầu mẹ – Truyện cổ tích dân tộc Kháng
03/09/2023
hat-lua-than
Hạt lúa thần – Truyện cổ tích dân tộc Ba Na
03/09/2023
Truyện mới xem
Hiện tại, bạn chưa đọc truyện nào. Hãy thử tìm một câu chuyện phù hợp với mình xem sao!
Blog văn học
van-hoc-viet-nam
Khái quát về nền văn học Việt Nam
26/05/2023
truyen-co-dan-gian-viet-nam
Truyện cổ dân gian Việt Nam
29/05/2023
qua-trinh-phat-trien-cua-van-hoc-viet-nam
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam
01/06/2023
Fanpage của chúng tôi
Thế giới văn học

Bản quyền đã được đăng ký với DMCA.

DMCA.com Protection Status

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH

kho-tang-truyen-co-tich-viet-nam
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
05/02/2024
truyen-co-tich-nhat-ban
Truyện cổ tích Nhật Bản
01/02/2024
nghin-le-mot-dem
Nghìn lẻ một đêm
01/02/2024
  • Trang chủ
  • Blog Văn học
  • Tác giả văn học
  • Ngữ pháp tiếng Việt
  • Liên hệ

TheGioiVanHoc.com